Cách chơi, bảng ngọc bổ trợ, cách lên đồ cho Bard mùa 12
Hướng dẫn chơi Bard mùa 12 LMHT, cách lên đồ Bard SP, bảng ngọc Bard Hộ vệ và Sốc Điện, cách combo đơn giản và hiệu quả nhất, Mẹo chơi, khắc chế Bard. Xem ngay!
1. Điểm mạnh và điểm yếu của Bard
Điểm mạnh
Bộ kỹ năng khống chế cực kỳ khó chịu, lối chơi di chuyển linh hoạt tạo ra những pha đảo đường bất ngờ.
Khả năng hồi phục cao, cấu rỉa mạnh mẽ, đè lane tốt.
Chiêu E - Hành Trình Kì Diệu có thể là một kỹ năng tốt để mở màn cuộc tập kích bất ngờ hay đào thoát khá lợi hại.
Điểm yếu
Khi bạn quyết định đảo đường để nhặt chuông, có thể đó là cơ hội tuyệt vời để team địch có thể khai thác bạn hoặc xạ thủ đang đi một mình ở đường dưới.
Lượng máu của Bard khá là thấp khi chưa có trang bị.
Bard là vị tướng không dễ để chơi khi sở hữu nhiều kỹ năng định hướng.
2. Bảng ngọc Bard
Bảng ngọc Bard Hộ Vệ - SP
Ngọc chính: Kiên Định
- Hộ Vệ: Nếu bạn hoặc đồng minh chịu một sát thương vừa đủ ngưỡng trong thời gian Hộ Vệ, cả hai sẽ nhận được lá chắn trong 1.5 giây. Viên ngọc này sẽ giúp Bard đi đường và trao đổi chiêu thức hiệu quả hơn.
- Suối Nguồn Sinh Mệnh: Hạn chế di chuyển một tướng địch đánh dấu kẻ đó trong 4 giây. Tướng đồng minh tấn công kẻ địch bị đánh dấu được hồi máu bằng 5+1% máu tối đa của bạn trong 2 giây.
- Giáp Cốt: Sau khi chịu sát thương từ tướng địch, các đòn đánh thường hoặc kỹ năng sau đó gây lên bạn ít đi từ 30 - 60 sát thương tăng khả năng chống chịu của Bard khi giao tranh.
- Tiếp Sức: Khả năng hồi máu từ chiêu W - Điện An Lạc sẽ được tăng độ hiệu quả khi bạn đem theo điểm này.
Ngọc phụ: Áp Đảo
- Mắt Thây Ma: Bard khi di chuyển nhặt chuông sẽ kết hợp kiểm soát tầm nhìn. Viên ngọc này sẽ giúp Bard kiểm soát tốt hơn nhờ lượng Mắt Thây Ma đem lại khi phá được mắt.
- Thợ Săn Tàn Nhẫn: Khi lần đầu tham gia hạ gục mỗi tướng địch sẽ đem lại điểm Thợ Săn Tiền Thưởng và cộng thêm tốc độ di chuyển ngoài giao tranh giúp Bard có thể linh hoạt hơn khi đảo đường kiểm soát.
Chỉ số:
- Tấn Công: +9 sức mạnh thích ứng
- Linh Hoạt: +9 sức mạnh thích ứng
- Phòng Thủ: +6 giáp
Bảng ngọc Bard Sốc Điện - SP
Ngọc chính: Áp Đảo
Sốc Điện: Đánh trúng tướng với 3 đòn đánh hoặc kỹ năng duy nhất trong vòng 3 giây gây thêm sát thương thích ứng. Sốc Điện làm lượng sát thương của Bard có thể gây ralà không thể xem thường. Khả năng trao đổi chiêu thức ở lane của Bard sẽ cực kỳ mạnh mẽ.
- Phát Bắn Đơn Giản: Gây sát thương lên tướng bị hạn chế di chuyển hoặc hành động gây thêm 10 - 45 sát thương chuẩn.
- Thu Nhập Nhãn Cầu: Tham gia hạ gục tướng sẽ nhận thêm sức mạnh thích ứng với mỗi nhãn cầu thu được. Rất nhiều sát thương cộng thêm khiến cho Bard cấu rỉa cực kỳ mạnh mẽ ở giai đoạn đầu và giữa trận đấu.
- Thợ Săn Tàn Nhẫn: Khi lần đầu tham gia hạ gục mỗi tướng địch sẽ đem lại điểm Thợ Săn Tiền Thưởng và cộng thêm tốc độ di chuyển ngoài giao tranh giúp Bard có thể linh hoạt hơn khi đảo đường kiểm soát.
Ngọc phụ: Pháp Thuật
- Mau Lẹ: Các hiệu ứng tăng tốc hiệu quả hơn 7% đối với bạn, đồng thời bạn được tăng thêm 1% tốc độ di chuyển. Khả năng di chuyển, đảo lane, kiểm soát bản đồ của Bard sẽ linh hoạt hơn, hiệu quả hơn.
- Thiêu Rụi: Kỹ năng trúng đích kế tiếp đốt cháy tướng địch, gây thêm 15 - 35 sát thương phép theo cấp sau 1 giây. Với điểm Thiêu Rụi, Bard có thể cấu rỉa và đè lane mạnh mẽ hơn.
Chỉ Số:
- Tấn Công: +9 sức mạnh thích ứng
- Linh Hoạt: +9 sức mạnh thích ứng
- Phòng Thủ: +6 giáp
3. Phép bổ trợ Bard
Tốc Biến là phép bổ trợ cực kỳ quan trọng với mọi vị tướng. Bard có thể Tốc Biến kết hợp với chiêu Q để tạo ra những pha làm choáng ảo diệu và bất ngờ.
Thiêu Đốt để tăng thêm khả năng tiêu diệt đối phương và trao đổi. Nếu team địch có nhiều sát thủ hay những vị tướng băng bổ có thể gây nguy hiểm cho AD của bạn, hãy cân nhắc đổi Thiêu Đốt thành Kiệt Sức để có thể bảo vệ team bạn một cách tốt nhất nhé.
4. Thứ tự nâng kỹ năng của Bard
Max chiêu Q trước để bạn có thể cấu rỉa và làm choáng lâu hơn. Tiếp theo max W để tăng khả năng hồi phục, chiêu E tăng cuối cùng. Chiêu cuối thì bạn nên nâng đúng cấp độ.
Thứ tự nâng chiêu sẽ là: Q > W > E > R
5. Cách chơi Bard
Đánh thường bằng nội tại sau đó tung chiêu Q bồi sát thương, thêm một đòn đánh thường nữa để tối ưu hóa sát thương và kết thúc trao đổi.
Chiêu E để có thể đi xuyên qua tường và Q bất ngờ để choáng đối phương, đánh thường để kết thúc pha gank.
6. Cách lên đồ Bard
Trang bị khởi đầu
Khiên Cổ Vật sẽ là món đồ khởi đầu tốt nhất của Bard khi đem lại một chút sức mạnh phép thuật, ít máu và khả năng hồi phục khi đi đường.
Trang bị hoàn chỉnh
Trát Lệnh Đế Vương (Trang bị Thần Thoại): Kĩ năng làm chậm hoặc bất động đối phương sẽ gây thêm sát thương phép và đánh dấu kẻ địch trong 4s. Sát thương đồng minh sẽ kích hoạt dấu ấn và gây sát thương phép, cho cả hai 20% tốc độ di chuyển trong 2s.
Giáp Liệt Sĩ: Một món đồ mang thiên hướng chống chịu cho bạn nếu bạn thường là mục tiêu mà kẻ địch nhắm đến. Lượng tốc độ di chuyển đến từ Giáp Liệt Sĩ cũng sẽ giúp bạn đi gank và đảo đường hiệu quả hơn.
Giày Bạc: Tác dụng giảm các hiệu ứng làm chậm đi 25% khá hữu ích với Bard, cộng thêm tốc độ di chuyển đến từ chiếc giày sẽ giúp Bard linh hoạt và tác động nhiều hơn vào trận đấu.
Lư Hương Sôi Sục: Tăng khả năng tạo lá chắn và hồi máu cho đồng minh, ngoài ra còn tăng thêm sát thương phép.
Dây Chuyền Chuộc Tội: Tăng thêm 10% sức mạnh cho hồi máu (chiêu W). Ngoài ra, khả năng hồi máu diện rộng đến từ Dây Chuyền cũng cực kỳ lợi hại khi có thể giúp đồng đội hồi phục máu và tiếp tục giao tranh.
Trượng Lưu Thủy: Hồi máu hoặc tạo lá chắn cho một đồng minh tăng cho cả 2 15% tốc độ di chuyển và sức mạnh phép thuật trong 3s.
Trang bị tình huống
Chuông Bảo Hộ Mikael: Khi bạn nhìn thấy team địch có quá nhiều hiệu ứng khống chế mạnh đe dọa xạ thủ hay đội hình của bạn, Hòm Bảo Hộ Mikael sẽ là lựa chọn hợp lý để có thể bảo vệ AD hay các thành viên khác tránh khỏi các CC đến từ team địch.
Đại Bác Liên Thanh: Nếu bạn có nhiều mạng ở đầu trận, bạn có thể lên Đại Bác để tăng khả năng cấu rỉa và thả diều.
Giáp Thiên Nhiên: Khi bị gây sát thương bởi kĩ năng sẽ nhận thêm tốc độ di chuyển và kháng phép
7. Mẹo chơi Bard
Thời gian hoàn hảo nhất để bạn đi nhặt chuông đó là khi lane của bạn đẩy được lính vào trụ hoặc không có quá nhiều con lính chết khi bạn đi nhặt. Nếu không, bạn sẽ bị tụt lại rất nhiều XP.
Khi đấu với các tướng cận chiến, hãy cố gắng sử dụng đòn đánh thường được tăng cường sức mạnh của bạn lên chúng mỗi khi chúng tiến về phía trước để ăn lính.
Chiêu W sẽ được cường hóa theo thời gian nên hãy nhớ điều này để tối ưu hóa chiêu W. Không nên đặt Điện An Lạc gần những nơi team địch có thể phá, cũng không đặt quá xa để bạn hoặc AD của bạn có thể đến để ăn nhanh chóng khi gặp nguy hiểm.
Chiêu cuối của bạn có thể hóa vàng trụ, rồng hoặc baron. Hãy tận dụng điều này để thực hiện những pha băng trụ hoặc cướp mục tiêu đem lợi thế về cho team bạn.
Ở đầu trận, bạn có thể di chuyển ra đường giữa và đặt cho đồng minh 2 "bình hồi máu", điều này hỗ trợ cho team rất nhiều đẩy!
8. Cách khắc chế Bard
Bard sẽ hay rời khỏi đường để đi nhặt chuông, hãy tận dụng điều này để bắt lẻ xạ thủ của đối phương khi hắn ta đi một mình.
Không nên đứng quá gần tường và lính bởi chiêu Q của Bard có thể làm choáng bạn. Khi đi đường với Bard, bạn cũng nên cẩn thận đừng quá tiếp cận Bard bởi hắn cấu rỉa rất mạnh mẽ.
Khi giao tranh không nên đứng quá gần nhau vì chiêu cuối của Bard có thể hóa vàng nhiều người và khiến team bạn rơi vào thế bị động.
9. Tướng khắc chế Bard
Các tướng khắc chế Bard khi đi lane như là Blitzcrank, Pyke, Pantheon, Zyra,...
10. Tướng Bard khắc chế
Các tướng mà Bard có thể khắc chế khi đi đường là Sona, Xerath, Zilean, Yuumi
Bài viết trên đã giúp bạn chơi Bard - Ông Bụt Vũ Trụ mùa 12 LMHT một cách đơn giản và hiệu quả nhất. Đừng quên chia sẻ kinh nghiệm của mình khi chơi vị tướng này ở phần bình luận nhé và nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết. Cám ơn bạn đã đọc!
Nguồn tham khảo: